Ngồi thiền hiện đang là phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng, áp dụng để giúp giải tỏa căng thẳng, muộn phiền trong cuộc sống sau những ngày dài mệt mỏi. Tuy nhiên, cách ngồi thiền sao cho được hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Hiện nay, có rất nhiều người lựa chọn việc ngồi thiền để cải thiện các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần và cả cải thiện vóc dáng. Vậy ngồi thiền có tác dụng gì mà nhiều người lựa chọn đến thế? Toshiko mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây!
1 Ngồi thiền là gì?
Ngồi thiền được biết đến là phương pháp giúp tâm chúng ta dần đi vào trạng thái tĩnh lặng, loại bỏ những luồng suy nghĩ lộn xộn – nhân tố chính khiến cho các tình trạng lo âu và căng thẳng cực độ xảy ra. Hay nói cách khác, ngồi thiền là quản trị tâm của mình, đưa tâm của bản thân trở về sự an yên và an định.
Tác dụng của ngồi thiền là giúp cải thiện sức khỏe về mặt tinh thần một cách rất hiệu quả. Hầu như mọi lo lắng, phiền não hay stress sẽ được giải tỏa sau khoảng thời gian ngồi thiền. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp tăng khả năng sáng tạo, tập trung và tưởng tượng, giúp đầu óc được mở mang. Thông qua đó, bạn sẽ có được nhiều sáng kiến mới mẻ trong học tập và công việc. Từ đó, hiệu suất học hành hoặc công việc sẽ được nâng cao thấy rõ.
2 Hướng dẫn ngồi thiền đúng cách
Ngồi thiến đúng cách như thế nào? Ngồi thiền không chỉ đơn giản là ngồi thư giãn mà còn cần tuân thủ một số nguyên tác nhất định.
Để phát huy tối đa những công dụng mà phương pháp ngồi thiền mang lại, bạn cần ghi nhớ cách ngồi thiền đúng cách sau:
- Ngồi yên tĩnh trên một mặt phẳng thoải mái.
- Điều chỉnh tư thế ngồi: lưng, đầu, cổ và cột sống giữ thẳng.
- Khoanh hai chân trên sàn, phần đùi và bắp chân cần tạo với nhau một góc 90 độ, từ mắt cá chân lên đầu gối phải để thẳng
- Hai tay đặt nhẹ lên đùi hoặc trên đầu gối,
- Khép hờ mắt, thả lỏng tay – vai – cằm và tiến vào trạng thái thiền.
3 Thời gian tốt nhất cho chúng ta để thiền?
Trên thực tế, thời điểm tốt nhất để thiền sẽ phụ thuộc vào lối sống của bạn và những gì bạn mong muốn đạt được từ việc ngồi thiền.
Ngồi thiền mang lại những lợi ích hết sức kỳ diệu. Thiền giúp cải thiện sự tập trung, giảm mức độ căng thẳng và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Vậy thời gian tốt nhất để thiền là khi nào? Các chuyên gia thiền, đồng tình rằng khoảnh khắc thiền lý tưởng ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là 5 thời điểm trong ngày được coi là những lựa chọn hàng đầu cho chúng ta ngồi thiền.
Ngồi Thiền vào buổi sáng
Buổi sáng thường được coi là thời gian tốt nhất để thiền định, vì thời điểm này giúp tâm trí được yên tĩnh và tươi mới. Hầu hết chúng ta cũng ít có khả năng ngủ gật trong những giờ đầu. Những người thực hành hàng ngày đánh giá cao thiền buổi sáng vì nó tạo ra một giai điệu bình tĩnh, thoải mái và hiệu quả hơn trước khi bắt đầu vào các hoạt động trong ngày.
Ngồi Thiền sau giờ làm việc
Một số người thích thiền ngay sau khi đi làm về. Nếu công việc khiến bạn stress, ảnh hưởng đến thể chất hoặc tinh thần, thì thiền định là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng tích tụ trong cơ thể và tâm trí trong ngày làm việc.
Ngồi thiền trong giờ ăn trưa
Hầu hết những người hành thiền đều có các buổi tập chính của họ vào buổi sáng hoặc buổi tối, nhưng thiền vào giờ ăn trưa cũng có thể giúp bạn nghỉ ngơi sau nhịp sống hối hả và bận rộn của công việc.
Bạn có thể vừa kết thúc một cuộc họp khiến bạn mệt mỏi hay bạn đang chuẩn bị gặp gỡ một khách hàng tiềm năng. Thì thiền định vào buổi trưa cũng đóng vai trò như một cách giảm căng thẳng, nạp thêm sự sáng tạo giúp hiệu suất công việc đạt hiệu quả cao hơn.
Hãy thiền bất cứ khi nào bạn cảm thấy quá tải hoặc căng thẳng
Không thể tránh khỏi, có những thời điểm chúng ta cảm thấy quá tải, dù ở nơi làm việc hay ở nhà. Những lúc như vậy, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một không gian yên tĩnh để ngồi thiền. Việc này sẽ giúp bạn lấy lại được sự bình tĩnh cũng như giảm bớt căng thẳng bạn đang gặp phải.
Ngồi Thiền trước khi đi ngủ
Đối với một số người, ngồi thiền trước khi đi ngủ là thời gian giúp họ có thể thư giãn. Công việc trong ngày đã hoàn thành, lúc này mọi thứ cũng trở nên yên tĩnh hơn. Nếu bạn cảm thấy thật sự thoải mái và tập trung, thì thiền định là thời điểm thích hợp cho bạn.
> xem thêm: Huấn luyện viên cá nhân tại nhà, PT Boxing
4 Nên ngồi thiền trước hay sau khi tập thể thao
Kết hợp thực hành thiền với tập thể dục thường xuyên là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe tổng thể cả về thể chất lẫn tinh thần của bạn.
Thời điểm lý tưởng nhất là ngồi thiền sau khi tập yoga. Phương pháp này giúp giúp cân bằng hệ thần kinh và kích thích năng lượng tinh tế của bạn.
Ngoài ra, khi tập thể dục xong cơ thể chúng ta thường bị mất sức việc chuyển sang thực hành thiền thở yên bình sẽ giúp bạn điều hoà cơ thể một cách tốt hơn.
5 Tác dụng của ngồi thiền
Tăng khả năng tập trung
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất làm việc, tuy nhiên khả năng tập trung đóng vai trò quan trọng hơn cả. Tập trung giúp bạn hoàn thành công việc nhanh và chính xác hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra hiệu quả của thiền trong việc đảo ngược các tác động của não bộ khiến chúng ta xao lãng và không thể tập trung.
Tốt cho não bộ
Theo các nhà khoa học thì sự phát triển của não bộ chỉ diễn ra trong thời thơ ấu, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, phát hiện gần đây cho thất não bộ thực ra vẫn tiếp tục tự tái sắp xếp bằng cách tạo thêm nhiều neurons và thích ứng thông qua các trải nghiệm.
Thiền định là một phương pháp nhằm thay đổi cấu trúc và chức năng não bộ. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard đã cho thấy, thiền định giúp gia tăng chất xám trong não bộ, giúp tăng cường lưu thông máu đến não bằng cách đưa con người vào trạng thái thư giãn.
Khi máu lưu thông tốt hơn, thì cũng sẽ vận chuyển thêm nhiều oxi và chất dinh dưỡng lên não, giúp cải thiện chức năng não bộ một cách tích cực.
Điều này cũng lý giải cho việc, tác dụng ngồi thiền là giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của thiền định lên khả năng ghi nhớ của con người. Tình nguyện viên được yêu cầu tập thiền trong 45 phút với tần suất 2 lần/tuần. Kết quả sau 2 tuần cho thấy, khả năng ghi nhớ tạm thời của họ đã tăng lên hơn 30%.
Như vậy, những người này có thể lưu trữ và xử lý thông tin nhiều hơn 30% so với người bình thường. Khả năng ghi nhớ tăng sẽ giúp bạn làm được nhiều việc phức tạp và giải quyết chúng một cách hiệu quả.
Tăng khả năng nhận thức
Các nhà khoa học tại ĐH California đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của thiền định đối với chức năng nhận thức. Họ yêu cầu 48 sinh viên chia thành 2 lớp học: một lớp về dinh dưỡng, một lớp về thiền chánh niệm. Kết quả cho thấy, các sinh viên tham gia lớp học thiền đã cải thiện đáng kể trong khi không có bất kỳ sự thay đổi rõ rệt nào từ nhóm học về dinh dưỡng.
Nguyên nhân có thể là vì tác dụng của thiền giúp cân bằng giữa não trái và não phải. Đồng bộ hóa cả hai bán cầu não sẽ giúp tăng cường khả năng xử lý thông tin cũng như cải thiện quá trình giao tiếp thần kinh.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng và mệt mỏi là thứ chúng ta vẫn phải đối mặt trong công việc mỗi ngày. Theo Viện nghiên cứu về stress của Mỹ, căng thẳng do công việc là loại stress phổ biến nhất, tuy nhiên việc tập thiền đều đặn có thể làm giảm stress, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài ra, theo Tạp chí Y học Hành vi, phương pháp ngồi thiền còn có tác dụng giảm thiểu triệu chứng của rối loạn lo âu, hoang tưởng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và hoảng loạn.
Giúp tiêu hóa tốt hơn
Thiền là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Tác dụng của ngồi thiền là giúp cơ thể có nhiều thời gian hơn để chia nhỏ thức ăn thành các chất dinh dưỡng và hấp thu chúng một cách tốt hơn.
Thiền định cũng giúp làm giảm căng thẳng, từ đó thúc đẩy việc sử dụng nguồn năng lượng được cung cấp từ thức ăn một cách triệt để hơn, vì vậy có thể ngăn cản quá trình thức ăn chuyển thành chất béo tích tụ trong cơ thể.
Cải thiện giấc ngủ
Mất ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ nhờ có thể giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị trằn trọc. Ngoài ra, nó có thể giúp bạn thư giãn cơ thể, giải phóng căng thẳng và đưa bạn về trạng thái yên bình, thoải mái, làm cho bạn ngủ ngon hơn.
Tốt cho hệ hô hấp
Ngồi thiền có tác dụng gì? Khi bạn ngồi thiền bạn sẽ thở chậm, sâu và đều đặn. Điều này có nghĩa bạn đang lấy nhiều ôxy vào phổi đồng thời đẩy các CO2 ra ngoài. Vì vậy, ngồi thiền trị bệnh về đường hô hấp cực kỳ hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cân
Quá trình giảm cân sẽ bị cản trở khi cơ thể tiết ra hormone steroid cortisol. Tuy nhiên, ngồi thiền sẽ thay đổi cơ thể không chỉ về tinh thần mà còn cả thể chất, đặc biệt là các thành phần trong máu. Kiên trì luyện tập 15 phút mỗi ngày có khả năng làm giảm từ 30-40% hormone cortisol và đạt được hiệu quả giảm cân rất tốt.
6 Những cách ngồi thiền hiệu quả
1 Ngồi thiền giảm cân:
Thiền là một trong những phương pháp có thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối ưu, có một số kỹ thuật bạn cần ghi nhớ đó là:
- Nên kết hợp với việc đọc nhẩm theo một cụm từ hoặc một câu nào đó. Những cụm từ thường sử dụng trong thiền định được gọi là mantra, chân ngôn hay mật hiệu.
- Hít thở đúng cách, chỉ cần đếm đến 4 mỗi lần hít vào và đếm đến 8 mỗi lần thở ra và cố gắng giữ thời gian thở ra lâu hơn khi hít vào vì điều này có lợi hơn cho sức khỏe cũng như tinh thần của bạn.
- Hãy tìm đến sự hướng dẫn của các huấn luyện viên hoặc các ứng dụng chuyên dùng để tập khi mới bắt đầu
- Có thể tưởng tượng ra hình ảnh bản thân khi gầy đi, từ đó tạo động lực lớn hơn giúp bạn phấn đấu nhiều hơn. Điều này làm tăng cơ hội đạt được mục tiêu do chính bạn đặt ra.
2 Ngồi thiền yoga
Có ba phương pháp ngồi thiền yoga là: ngồi xếp bằng, ngồi kiết già, ngồi bán già mà chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần dưới. Vị thế khóa của hai chân đó là tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh.
Nhiều nghiên cứu đã giúp các nhà khoa học chỉ ra rằng cách ngồi thiền yoga cho thấy chúng ta giữ vững được tinh thần vững chãi, vóc dáng khỏe đẹp, dẻo dai.
3 Cách ngồi thiền chưa bệnh
Hiện nay ở Việt Nam đã áp dụng rất nhiều phương pháp ngồi thiền chữa bệnh cho bệnh nhân. Không phải bất cứ căn bệnh nào cũng trị được bằng thuốc. Có nhiều căn bệnh vốn nằm ở trong tâm chúng ta. Điều quan trọng hơn là phải tìm được thầy chỉ dạy cho những bước cơ bản để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.
Thiền chính là biện pháp được áp dụng để chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Để ngoi thien tri benh, bạn có thể kiên trì thực hiện theo phương pháp dưới đây:
- Chọn một không gian thực sự yên tĩnh, nơi không có người qua lại.
- Mỗi ngày ngồi thiền khoảng một tiếng.
- Giữ tâm hồn tịnh khi bắt đầu ngồi thiền.
- Kết hợp ngồi thiền kết hợp với chế độ ăn chay không thịt cá, dầu mỡ.\
4 Ngồi thiền tĩnh tâm
Khi ngồi thiền tĩnh tâm, ta thả lỏng cơ thể, duy trì nhịp thở đều đặn. Tuyệt đối loại bỏ những suy nghĩ về công việc, về cuộc sống để tâm hồn thư thái. Một số lưu ý để mang lại hiệu quả tĩnh tâm khi thiền định là:
- Ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo theo tư thế mình cảm thấy thoải mái nhất.
- Giữ nhịp thở đều đặn trong suốt quá trình ngồi thiền.
- Tay được đặt tự do theo ý thích của mình, miễn sao thấy thoải mái. Có thể đặt ngửa tay lên đùi, úp tay xuống đùi, đặt hai tay vào lòng,…
- Ta nhắm mắt hoặc mở mắt tùy ý. Thông thường các thầy khuyên chúng ta nên nhắm mắt để không nhìn thấy điều gì tâm sẽ tĩnh hơn.
- Nếu không thể, hãy mở mắt ra nhưng nên tập trung mắt nhìn vào một điểm nào đó trong không gian.
- Đối với người mới bắt đầu, ngồi thiền tĩnh tâm không nên ép ngồi quá lâu, ngồi khoảng chừng 5 phút là được, sau đó thì cứ thế tăng dần tùy theo khả năng.
- Có thể mở nhạc thiền để tập trung tốt hơn. Cũng như bao cách thiền khác hãy chọn những nơi thật yên tĩnh.